Tâm lý lứa tuổi học sinh THPT là một vấn đề mà các bậc phụ huynh, giáo viên thường hay quan tâm. Đây là lứa tuổi mà các em dần hình thành “cái tôi” của bản thân. Đồng thời các em còn phải đối diện với những áp lực cuộc sống, thi cử, định hướng tương lai. Để giúp con em mình vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này, các bậc phụ huynh cần phải hiểu biết hơn về tâm lý của lứa tuổi THPT. Hỗ trợ các em định hướng tốt cho tương lai và cuộc sống. Qua bài viết dưới đây Bảo Tuân sẽ giúp bạn giải đáp về vấn đề này.
1. Những vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý lứa tuổi học sinh THPT
Lứa tuổi THPT là giai đoạn mà các em đang dần hoàn thiện về bản thân và nhân cách. Bên cạnh đó lứa tuổi này vẫn còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức sống. Nên giai đoạn này, các em thường gặp những khó khăn, khủng hoảng nhất. Tuy nhiên, phụ huynh chưa phải là đối tượng mà các bạn ấy mong muốn chia sẻ hoặc tâm sự. Dưới đây là những khó khăn mà lứa tuổi THPT hay gặp phải:
1.1 Định hướng nghề nghiệp trong tương lai
Theo một cuộc khảo xác có 23,4% các em học sinh từ 15-18 tuổi, gặp khó khăn trong định hướng về nghề nghiệp trong tương lai. Các em thường không có kiến thức cơ bản về nghề nghiệp. Chưa hiểu rõ các yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp, khả năng phát triển. Chưa biết bản thân muốn gì và cần gì.
1.2 Tâm lý lứa tuổi học sinh THPT – Gặp áp lực về học tập và thi cử
Học sinh thường gặp áp lực học tập rất lớn. Vấn đề này bắt nguồn từ việc các bậc cha, mẹ luôn muốn con em của mình phải đạt được thành tích cao. Từ những kỳ vọng về điểm số quá mức của phụ huynh đã vô tình tạo nên áp lực cho các em. Chúng ta thường có câu “Áp lực tạo nên kim cương”, tuy nhiên, áp lực cũng là một con dao hai lưỡi. Chúng khiến cho các em học sinh rơi vào trạng thái mệt mỏi, khủng hoảng tinh thần. Bệnh thành tích điểm số, là một vấn đề nhứt nhối hiện nay. Qua các phương tiện truyền thông, chúng ta đã được biết một số sự việc đáng tiếc xảy vì áp lực học tập.
>>> Xem thêm: Con Học Sinh Giỏi Bị Điểm Kém – Cách Xử Lý Của Phụ Huynh
1.3 Gặp khó khăn trong các mối quan hệ về cha mẹ, gia đình, giáo viên
Theo các nghiên cứu của các nhà tâm lý học, thì sự không thấu hiểu của cha mẹ là nguyên nhân dẫn đến việc các em dần trở nên xa cách với gia đình. Các bậc phụ huynh thường hay áp đặt suy nghĩ của mình lên các con. Thay vì dành thời gian để lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của các em. Bên cạnh đó các mối quan hệ trong môi trường học được cũng là một vấn đề đáng được nhắc đến. Trong trường hợp này mâu thuẫn thường nằm ở các mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh.
1.4 Vấn đề về ngoại hình
Các em thường có những mối quan tâm và vấn đề về sự phát triển của cơ thể. Những câu hỏi không dễ hỏi người lớn như mặc cảm về hình thể, chiều cao, chiều cao, cân nặng. Lứa tuổi này rất hay gặp phải tình trạng bodyshaming. Vấn đề này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các trở ngại về tâm lý lứa tuổi THPT.
2. Những thay đổi trong tâm lý lứa tuổi học sinh THPT
2.1 Hình thành cái tôi của bản thân
Lứa tuổi THPT có nhiều thay đổi hơn so với những lứa tuổi trước. Với sự phát triển của mạng xã hội, các mối quan hệ xã hội hiện nay của học sinh THPT đang ngày càng mở rộng. Khác, khác với học sinh lớp dưới, học sinh cấp 3 phải đối diện với những thách thức của cuộc sống.
Các em đang chuẩn bị lựa chọn cho con đường tương lai sau khi tốt nghiệp THPT. Xây dựng cho mình một cuộc sống tự lập trong xã hội… Những thay đổi này, của cuộc sống dẫn đến việc thay đổi về tâm lý lứa tuổi cấp 3 về thế giới và hiểu biết về xã hội. Về xã hội và các chuẩn mực quan hệ giữa con người với con người, hiểu bản thân và khẳng định mình trong xã hội.
2.2 Luôn muốn thể hiện bản thân
Ở tuổi vị thành niên, trẻ em có cảm giác rõ ràng rằng mình đã sắp trở thành người lớn. Ranh giới giữa trẻ con và tuổi trưởng thành này thường không rõ ràng. Trong mối quan hệ với trẻ nhỏ hơn hoặc với bạn bè đồng trang lứa, lứa tuổi này có xu hướng cố gắng thể hiện mình là người lớn. Các em hướng đến những giá trị của người lớn. So sánh mình với người lớn, các em luôn muốn được độc lập, tự chủ trong việc giải quyết vấn đề của chính mình.
Xuất hiện mong muốn trở thành người lớn. Tuy nhiên, các em ý thức được rằng mình không có khả năng đó. Xung đột này đã tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực tình cảm của những người trẻ tuổi.
Nhìn chung lứa tuổi học sinh THPT là một thời kỳ vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi con người. Đây là thời kỳ phát triển hài hòa, cân đối. Là thời kỳ thay đổi lớn về chất của toàn bộ nhân cách để trẻ sẵn sàng bước vào cuộc sống tự lập. Hi vọng với những chia sẻ trên của Hoa Học Trò sẽ giúp cho các bậc phụ huynh hiểu thêm về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT
TRUNG TÂM GIA SƯ AMSTERDAM – BẢO TUÂN
Website: https://giasuamsterdambaotuan.edu.vn
>> Tham khảo thêm: